
Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) là một thuật ngữ để nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của con người, mô tả khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. EQ đã giúp chúng ta lý giải hiện tượng bất thường: tỷ lệ thành công của người có chỉ số IQ trung bình cao hơn 70% so với người có chỉ số IQ cao. Những dấu hiệu cho thấy bạn là nười có EQ thấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

EQ phản ánh cách thức chúng ta thể hiện cảm xúc và thực thi hành động ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định cá nhân mà quyết điịnh đó có dẫn đến kết quả tích cực hay không. Mặc dù vẫn chưa có thước đo chính xác để biết được rằng bạn có chỉ số EQ cao hay thấp nhưng bạn có thể nhận diện những dấu hiệu EQ thấp và loại bỏ chúng để cải thiện trí thông minh cảm xúc của mình.
Dễ bị stress
Khi gặp vấn đề cần phải bình tĩnh và hạn chế bộc lộ cảm xúc, bạn có hay rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng? Nếu có thì dường như bạn là người có EQ thấp bởi người có EQ cao biết cách kiểm soát stress và xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu qur thay vì nghĩ ngợi bi quan. Dấu hiệu này của người có EQ thấp khá nguy hiểm vì khi cảm thấy lo lắng, trầm cảm, họ có khả năng cao lạm dụng chất gây nghiện hoặc thậm chí có ý định tự tử cao gấp đôi người khác.

Khó khăn khi khẳng định bản thân
Người có EQ thấp thường có xu hướng trở nên tiêu cực hoặc bị động khi phải đối mặt với tình huống cần sự khéo léo để không gây bất hòa với người khác mà vẫn khảng định được năng lực bản thân. Họ có thể sẽ tự cảm thấy mình không đủ khả năng hoặc buông xuôi cho mọi thứ tự diễn ra. Trong khi người có EQ cao sẽ hành động khác để xử lý xung đột bằng cách mềm mỏng không thu hút thêm kẻ thù, là một cách thông minh để khẳng định chính mình.

Có vốn từ vựng về cảm xúc hạn chế
Khó để biểu lộ cảm xúc bằng lời là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn là người có EQ thấp. Do không thể sử dụng từ vựng cụ thể vì không hiểu được chính xác cảm xúc, nguyên nhân và cách xử lý chúng nên bạn sẽ khó khăn khi diễn đạt. Người có EQ cao thì ngược lại, họ có thể xác định được mình đang “bực mình”, “bức xúc” hay “lo lắng” một cách rõ ràng và chính xác.

Nhanh chóng đưa ra quan điểm và cố chấp bảo vệ chúng
Nhiều người có hành vi nhanh chóng đưa ra quan điểm khi chỉ mới tiếp cận mặt ngoài của vẫn đề và khẳng định quan điểm của họ là đúng. Có lẽ bạn đã nhiều lần chúng kiến tình huống này nếu bạn là người bên ngoài nhìn vào và dễ dàng nhận ra những người đó đã vô tình bỏ qua bằng chứng mang tính phản biện. Họ chính là những người có EQ thấp và điều hoàn toàn bất lợi nếu họ là lãnh đạo của một tập thể.

Khó buông bỏ sự thù hằn
Stress cũng có thể hình thành do những bực tức và hận thù xủa bạn. Tình trạng stress kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn như góp phần gây bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Bạn càng níu giữ sự thù hằn lâu bao nhiêu thì tình trạng stress càng kéo dài bấy nhiêu. Người thông minh về cảm xúc chọn cách buông bỏ oán hận để cảm thấy tinh thần được thư thái, sức khỏe cũng được cải thiện tốt hơn.

Thường xuyên bị hiểu lầm
Khó khăn trong giao tiếp với người khác khiến bạn không thể truyền đạt thông điệp hoàn chỉnh nhất là lý do gây hiểu nhầm cho người khác rất lớn. Mặc dù người có EQ cao cũng không thể truyền đạt mọi ý tưởng một cách hoàn hảo. Nhưng họ biết điều chỉnh cách giao tiếp và truyền đạt lại theo cách hiệu quả hơn. Phải thừa nhận EQ thấp gây nhiều phiền toái cho bạn trong cuộc sống.

Không nổi giận
Biết kiểm soát cảm xúc khác với duy trì thái độ thanh thiện trong mọi trường hợp. Bạn phải cho người khác thấy bạn đang buồn, bực tức hay giận dữ trong trường hợp cần thiết để đạt được mục đích của mình mà không phải che giấu cảm xúc tiêu cực bằng vẻ ngoài hạnh phúc.
