
Sự cởi mở của tư duy cùng sự phát triển của các phương tiện truyền thông khuyến khích đông đảo công chúng tham gia ngôn luận trên các không gian mạng trực tuyến. Điều này có thể phản ánh suy nghĩ, nguyện vọng của công chúng nhưng cũng đem lại mối nguy hại khi quyền tự do bị lợi dụng để bao biện cho phát ngôn lệch chuẩn của những đối tượng bất hảo.

Sau vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam (Bình Dương) bị khởi tố và bắt tạm giam do có hành vi: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, ta lại phải một lần nữa nhìn nhận sâu hơn vào quyền tự do ngôn luận. Thông qua mạng xã hội, đối tượng này đã có những phát ngôn trực tiếp, đưa ra nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân. Dù đã được các cơ quan chức năng nhiều lần mời làm việc, nhắc nhở, khuyến cáo nhưng không chấp hành, tỏ thái độ thách thức, xem thường dư luận và pháp luật. Chưa nói đến nội dung vi phạm nhưng với những từ ngữ tục tĩu, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của người khác đã là vi phạm pháp luật.

Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự việc trên để xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Các nhóm Việt Tân, Hội anh em dân chủ, các hãng truyền thông RFA, RFI, VOA… đưa ra luận điệu có tính công kích khi cho rằng, khởi tố bà Hằng theo điều 331 Bộ luật Hình sự là sai trái, tùy tiện và bình luận lố bịch: “Ở Việt Nam luật không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt”, “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như “trứng chọi với đá”. Thâm chí, chúng còn ca ngợi, tán dương các hành vi phản kháng nhằm gây tổn hại truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục và cổ súy “tự do ngôn luận vô hạn”…
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra giọng điệu trắng trợn nhằm gây tổn hại cho danh dự của Đảng và nhà nước cũng như âm lưu gây mất trật tư, ổn định xã hội. Phải hiểu rằng quyền phát ngôn cũng có giới hạn của nó và được quy định đầy đủ, rõ ràng ở cả pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế. Chúng ta sống và làm việc theo pháp luật vì vậy phải tìm hiểu kĩ về nó trước khi làm bất cứ điều gì kể cả hành động hiển nhiên như nói chuyện hằng ngày.

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa nhận trong Điều 10 về quyền tự do ngôn luận và được tiếp tục khẳng định tại Điều 25 Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong “Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền” và “Luật Nhân quyền” của Liên Hợp quốc đã chỉ rõ: Quyền tự do ngôn luận có thể không được nhìn nhận là quyền tuyệt đối. Những hạn chế liên quan đến hành động phỉ báng, vu khống, tục tĩu, xúi giục, kích động, ngôn từ gây hấn, vi phạm quyền riêng tư, an ninh cá nhân… không được xem là hợp pháp và được chế tài xử lý ở từng Nhà nước. Tự do ngôn luận là quyền của con người, quyền được phát ngôn không phương hại đến quyền của người khác.
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân trên cơ sở kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật. Những hành vi lợi dụng quyền này làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc là vi phạm pháp luật. Luật An ninh mạng năm 2018 quy định: “Cung cấp thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn trong công dân, gây tổn hại cho các hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của người thực hiện công vụ, hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Không ít người thiếu hiểu biết, dễ bị lung lay bởi những phát ngôn bừa bãi dẫn đến hành vi, lời nói cũng bị dẫn dắt theo thông tin sai lệch đã tiếp nhận. Vì vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác, nhận diện thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận của các thế lực phản động hướng tới mục đích ngăn chặn chúng gây rối trật tự xã hội, chống phá đất nước. Cần có tiếng nói cảnh tỉnh những người thiếu hiểu biết, phát ngôn không chuẩn mực trên phương tiện thông tin, mạng xã hội. Cần có cácbiện pháp mạnh tay hơn để trừng trị những đó đem lại hiệu quả giáo dục, cảnh cảo tốt hơn.